Man City mới đây đã đệ đơn kiện Premier League, mở ra một cuộc chiến pháp lý căng thẳng. Vậy bản chất của vụ kiện này là gì và liệu Man City có thể thắng?
Hiện tại, Man City đang kiện Premier League vì việc áp dụng Quy tắc Giao dịch Liên quan (APT) mà họ cho là bất hợp pháp. Phiên điều trần giữa hai bên sẽ bắt đầu vào thứ Hai tuần sau (10/6) và kéo dài trong hai tuần.
Quy tắc APT của Premier League là gì?
Quy tắc APT của Premier League được đưa ra vào tháng 12/2021 sau khi Saudi Arabia hậu thuẫn việc tiếp quản Newcastle. Thời điểm ấy, Man City bị cáo buộc che giấu các khoản thanh toán từ Sheikh Mansour, chủ sở hữu CLB, thông qua các bên thứ ba và ngụy trang chúng dưới dạng doanh thu tài trợ.
Quy tắc APT được lập ra để ngăn chặn các CLB sử dụng hợp đồng tài trợ với các công ty liên kết với chủ sở hữu của họ nhằm tăng nguồn thu và khả năng chi tiêu. Mùa trước, các CLB khác đã nhiều lần cố gắng thắt chặt hơn nữa các hạn chế này nhưng bị Man City phản đối.
Kể từ khi APT có hiệu lực năm 2021, Newcastle đã đạt được những cải tiến lớn về các thỏa thuận tài trợ, bao gồm cả hợp đồng tài trợ in phía trước áo đấu trị giá 25 triệu bảng mỗi năm với công ty tổ chức sự kiện Sela của Saudi Arabia.
Vào tháng 2 năm nay, các quy định nhằm hạn chế việc mượn và mua bán cầu thủ giữa các CLB liên quan đã được thông qua với 12 phiếu tán thành thay vì mức thường lệ 14 phiếu, do có 2 phiếu trắng. Điểm mấu chốt nằm ở trách nhiệm pháp lý cá nhân mà các lãnh đạo đội bóng phải gánh chịu nếu CLB của họ vi phạm các quy định tài chính.
Man City bức xúc vì điều gì?
Trong một văn bản pháp lý dài 165 trang vegas79, Man City tuyên bố họ đang bị các đối thủ nhắm tới một cách bất hợp pháp nhằm cản trở thành công của mình. Nhà đương kim vô địch lập luận rằng hệ thống dân chủ của giải đấu với 14 CLB có thể thay đổi quy tắc, mang lại cho đa số mức độ kiểm soát không thể chấp nhận được.
Đơn kiện của Man City nêu rõ: “Man City đang tìm kiếm bồi thường cho những thiệt hại mà CLB phải chịu do tính trái pháp luật của các quy tắc giá trị thị trường hợp lý (FMV). Các quy định này cố tình nhằm hạn chế quyền tự do thương mại của các CLB trong những trường hợp cụ thể, và do đó, hạn chế cạnh tranh kinh tế. Không có mối liên hệ hợp lý hay logic nào giữa tính không bền vững về mặt tài chính của một đội bóng với việc thu về doanh thu từ các thực thể có liên quan đến quyền sở hữu”, tờ The Times nhấn mạnh.
Các đối thủ của Man City sợ gì?
Một số CLB tin rằng cuộc chiến này có thể dẫn đến việc chấm dứt mọi biện pháp kiểm soát tài chính. Man City biết rằng họ không đơn độc trong việc tìm cách nới lỏng các hạn chế. Chelsea và Newcastle đều có nhà tài trợ áo đấu liên kết chặt chẽ với giới chủ của họ. Tuy nhiên, các CLB nhỏ hơn hy vọng Premier League sẽ thắng kiện trong hai tuần tới. 12 CLB đã bỏ phiếu thông qua các thay đổi quy tắc vào tháng 2 sẽ tập hợp lại phía sau những CLB hàng đầu.
Daniel Gore, cộng tác viên cấp cao của công ty luật Withers, cảnh báo hậu quả đối với tất cả các CLB có thể rất đáng kể. Ông cho biết: “Những quy tắc này cung cấp một lá chắn chống lại cuộc chạy đua vũ trang thể thao không hạn chế giữa những chủ sở hữu giàu có nhất, chuyển tiền vào CLB của họ thông qua các bên liên quan mà họ kiểm soát và tăng lợi nhuận danh nghĩa cho đội bóng của mình”.
Vụ việc này có ý nghĩa gì đến 115 cáo buộc của Man City?
Việc kiện tụng hiện nay là một phần trong chiến lược của Man City nhằm làm suy yếu sức mạnh của Premier League trước cuộc chiến lớn nhất vào mùa thu năm nay, do thời gian và nguồn lực chuẩn bị sẽ không hề nhỏ.
Gore giải thích tv101: “Thật khó để thấy việc quản trị hiệu quả có thể diễn ra như thế nào nếu không có những việc như thế này. Những gì Man City đang làm có thể khiến cơ cấu quản trị của Premier League rơi vào hỗn loạn và khiến mọi quyết định khó được đưa ra hơn. Động thái này có thể bị coi là Man City đang cố gắng điều khiển các lập luận pháp lý nhằm có lợi cho mình trước khi tự bảo vệ trước 115 cáo buộc”.
Tóm lại, Man City được cho là đang cố gắng kéo dài thời gian để hưởng lợi trước phiên tòa xét xử 115 cáo buộc vi phạm tài chính trong vài tháng tới.